Cách dùng Internal & External Link

Trên internet, mở ra 1 đường dẫn mới ở các website gọi là link.

Link gồm

Internal link: Link từ web A => Web A

Backlink/Outbound Link/External Link: Link từ web A => web B

https://nef.vn/anchor-text-la-gi/

09 loại anchor text hay sử dụng cho internal link và backlink/outbound link

Ưu tiên dùng cho Backlink:

1. Tên thương hiệu (branded anchors)
2. Đường dẫn URL (NAKED LINK ANCHORS)
3. Từ kêu gọi hành động CTA (generic anchors)
4. Không dùng văn bản (No anchor trick)
5. Hình ảnh (image anchors)
6. Từ khóa + thương hiệu (brand + keyword anchor)

Ưu tiên dùng cho Internal link:

7. Từ khóa biến thể (keyword variations)
8. Từ khóa có tiền tố và hậu tố (partial match anchors)
9. Từ khóa chính xác (exact match anchors)

Internal Link

Nói thật là bài này tôi không thể viết nổi “step by step” như các bài trước. Vì cách làm Internal link nó còn phụ thuộc vào site của bạn là Ecommerce (b(á)n s.ả.n phẩm) hay site d.ị.c.h vụ, news hay niche site. Để nói ra được một công thức chung để làm internal link cho 4 loại site này là điều không thể.

Tuy nhiên, vẫn có những mẫu số chung cho 4 loại site này. Thực tế ngày xưa tôi làm dịch vụ (giờ nghỉ rồi) thì đều làm cả 4 loại site bên trên. Ở giai đoạn lập kế hoạch, cũng phải lập kế hoạch internal link cho từng loại dự án: s.ả.n phẩm, d.ị.c.h vụ, tin tức hay niche. Chứ không có cái công thức nào áp dụng đồng loạt cho các dự án được.

Vì vậy bài viết này chỉ nói về các mẫu số chung, dựa trên 2 khía cạnh đo lường là: Số lượng và chất lượng. Anh em áp dụng được cái gì thì áp dụng

1. Về số lượng internal link

  • Google nói: Backlink quan trọng chất lượng hơn số lượng. Điều này đúng, đã được thừa nhận. Nhiều người đã áp dụng chiến thuật chất lượng hơn số lượng khi làm Backlink và nó có hiệu quả
  • Một nguồn khuyết danh bổ sung thêm: Backlink quan trọng chất lượng, Internal link quan trọng số lượng

Nó làm tôi chú ý mà phải đi tìm bằng được ai là người đã nói câu này. Nhưng sau một thời gian đi tìm tôi nhận thấy thằng nào nói câu này không quan trọng, Google nói hay SEO Blogger nói cũng không quan trọng bằng tại sao lại nói thế.
Vì vậy, tôi đi tìm lời giải chứng minh cho cái giả thuyết này.

Thật vậy,
Trong Google Search Console, phần liên kết gồm có 2 cái bảng: Một bảng là “Liên kết bên ngoài” và một bảng là “Liên kết bên trong”.
Trong bảng “liên kết bên ngoài” gồm có:

  • Các trang được liên kết hàng đầu
  • Các trang web liên kết hàng đầu
  • Văn bản liên kết hàng đầu

Trong “các trang web liên kết hàng đầu” nó là danh sách các domain trỏ đến website của mình. Văn bản liên kết hàng đầu nó chính là cái Anchor text đặt backlink. Vì vậy, dựa vào 2 chỉ số này có thể kết luận: Backlink cần tối ưu chất lượng hơn số lượng là có cơ sở. Coi như ý đầu tiên về backlink là đúng. Có dịp nào tôi viết riêng về phần này.

Tuy nhiên, ở ý thứ 2: “Internal link quan trọng số lượng”, trong bảng “Các liên kết bên trong” thì chỉ có số liệu số lượng internal link trỏ về từng page. Không có thông kê Anchor Text của từng webpage luôn. Cái bảng cho có 2 cột:

  • Cột 1: Danh sách các URL trên website
  • Cột 2: Số lượng Internal link trỏ đến cái URL tương ứng ở cột 1
READ  SEO là gì

Không có bản đồ liên kết internal link từ page này sang page khác. Tóm lại là chỉ xem được số lượng internal link trỏ đến từng page. Một page trỏ đi bao nhiêu internal link cũng không xem được. Ở cột thứ 2 được Google sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp các webpage được nhận nhiều internal link đến ít internal link.

Cái gì Google thống kê, cái đó quan trọng và Google muốn Webmaster tối ưu. Vì vậy, tôi kết luận giả thuyết “Internal link quan trọng số lượng” là đúng. Google coi page nào trên web nhận được nhiều internal link là page quan trọng của Website

Các internal link đến từ đâu

Theo Google Search Console, Internal link không chỉ đến từ Article mà còn đến ở các layout: Header, Footer và Sidebar. Thực tế, phần lớn số lượng internal link của 1 page đến từ 3 vị trí này, phần nhỏ còn là internal link trong Article.

Vì vậy, việc sắp xếp các layout trên 1 webpage như thế nào để page quan trọng nhận được nhiều internal link, page ít quan trọng hơn nhận được ít internal link là việc cần tính đến.

Để tôi kể thêm chuyện này, đây là bài test mà tôi phải trả cái giá khá đắt.

Khoảng 2017 – 2018 tôi có dựng một website về chủ đề lifestyle, nó không cần YMYL hay EAT gì cả. Vì vậy nội dung có bốc phét thì Google cũng không biết nhưng người dùng đọc sẽ biết. Tôi lên danh sách 100 bài viết và viết hết 100 bài này.

Tôi đã tuyệt đối không dùng internal link trong Article mà chỉ sử dụng Internal link từ các vị trí layout. Chỉ tối ưu giao diện trang chủ, header, footer và sidebar trong từng bài viết để phân bố internal link trong website. Tôi tối ưu đến mức những bài quan trọng nhận được nhiều internal link, bài ít quan trọng nhận được ít internal link. Nhấn mạnh là tôi tối ưu được như thế mà không cần dùng internal link đặt trong Article nhé.

Kết quả là fail vl, số lượng internal link trong Google Search Console nhảy rất đẹp nhưng TOP cho bài viết thì lẹt đẹt

Điều này chứng tỏ, Internal link từ layout chỉ mang đến số lượng nhưng chất lượng ảnh hưởng đến ranking của từng bài viết đến từ internal link trong article.

Sau đó thì tôi có đi internal link trong article mà. 1 tháng sau thì lượng hiển thị của website bằng với volume của từ khóa, vị trí trung bình <10. Tốt đúng không?!

Tóm lại thì, việc sắp xếp các layout để trung chuyển các internal link sao cho page quan trọng nhận được nhiều internal link hơn page ít quan trọng là cần phải tính đến trong giải đoạn thiết kế website. Nội dung này chắc tôi không viết được, vì viết thì phải vẽ hình nhiều vcl

2. Chất lượng của Internal link

Trong phần (1) Internal link tạo ra từ layout có thể chiếm 80% số lượng, chỉ có 20% số lượng internal link là từ Article. Theo quy luật 80 – 20 Pareto thì 20% số lượng kia nó sẽ tạo ra 80% chất lượng, còn 80% số lượng từ layout nó chỉ tạo ra 20% chất lượng.

Nhắc lại nội dung bài External link một chút. Khi đặt một liên kết vào trong bài viết thì sẽ gói gọn trong 3 mục đích:

  • Xác thực thông tin
  • Giải thích thông tin
  • Bổ sung thông tin

Với mục đích xác thực thông tin thì thôi cứ đặt External link. Thông tin cần xác thực khi trong bài viết có xuất hiện một con số thông kê, một công nhận hay một định lý nào đó. Cho dù tổ chức của mình có được verify rồi chăng nữa thì thì khi xác thực cứ đặt link out sẽ tin cậy hơn là internal link. Chỉ trừ trường hợp tổ chức của bạn thực hiện một cuộc khảo sát và thống kê này thuộc sở hữu của bên bạn thì mới dùng internal link

READ  Quy trình làm content SEO English

Với mục đích giải thích thông tin thì cũng tương tự vậy. Bài viết mà xuất hiện thuật ngữ, kiểu bộ máy ETA, testosterone, UNESCO thì đặt link trỏ đến tổ chức nào mà định nghĩa các thuật ngữ này tốt hơn là tạo một bài viết trên website giải thích các thuật ngữ này rồi internal link đến.

Vậy là còn mỗi mục đích bổ sung thông tin. Case study kinh điển nhất chắc là wiki, gắn chi chít Internal link. Hầu như dòng nào cũng có một Internal link. Bài càng dài càng lắm Internal link. Họ làm được thế vì dữ liệu họ lớn, lắm index.

Còn mình thì mức độ nội dung vừa phải, muốn bắt chước cũng khó. Trừ News. Vì vậy, tôi chia cách đặt Internal link làm 2 giai đoạn

Giai đoạn 1: Internal link cho có

Là khi vừa xuất bản bài viết. Nếu coi External link là hiến máu vì mình cho “máu” website khác thì Internal link được coi là bơm máu, phân bố máu đều đi khắp cơ thể.

Có quan điểm nói rằng: trỏ link truyền Page Rank. Điều này đúng trong cả internal link. Nhưng cũng như hiến máu, tôi hiến máu 10 lần rồi, mỗi lần 300ml nhưng người tôi vẫn đầy máu. Như Page Rank, máu cho đi thì máu tự hồi phục. Cho là cho, cho không có nghĩa là mất.

Một bài viết mới xuất bản cần được liên quan đến những bài viết cũ (internal link đến các bài viết cũ) và các bài viết cũ cần liên quan đến nội dung mới vừa xuất bản (internal link từ bài cũ đến bài mới)

Con số tôi thường làm trong giai đoạn này là 3: 3 internal link đến – 3 internal link đi. Tôi không giải thích tại sao lại là 3 vì đây là con số dựa trên kinh nghiệm. 3 là con số vừa phải. Nhỏ hơn 3 là ít, nhiều hơn 3 không sao. Ở giai đoạn 2 tôi sẽ nói tiếp tại sao lại nhiều hơn 3

Ở giai đoạn này mục tiêu chỉ là giữ cho máu được lưu thông trong cơ thể. Một bài viết mới nó cần được kết nối với các bài viết cũ. Nó không thể đứng im một mình như tự kỷ, một bài viết không thể là điểm cuối của dòng chảy link. Đừng cố thử tự kỷ một bài viết, tôi thử rồi, khó SEO vl

Giai đoạn 2: Tối ưu internal link

Ở giai đoạn (1) máu đã được bơm đều lưu thông trong cơ thể từ tim cho đến chim. Vậy giai đoạn 2 là mình làm cho Google hiểu được tim hay chim quan trọng hơn bằng cách dồn nhiều internal link về các vị trí ấy.

Vì vậy tôi mới nói sau giai đoạn 1 sẽ có những bài viết nhận được nhiều hơn 3 internal link. Việc tối ưu cần được xem xét dựa trên các số liệu trong phần “Hiệu suất” của Google Search Console.

  • Một bài viết đang mấp mé trang nhất, nhận được thêm internal link có thể bật lên trang 1
  • Một bài viết mà volume từ khóa của thấp nhưng đang nhận được hơi nhiều Internal link cũng cần được phân bố lại
  • Một bài viết đã lên top, traffic đều đặn thì internal link từ bài đó nó mạnh tương đương backlink.
  • Vân vân

Ngoài ra, sau giai đoạn 1 thì kiểu gì website của bạn cũng bị keyword cannibalization dù có sắp xếp từ khóa tốt đến đâu. Không phải do bạn, mà do Google đang sắp xếp dữ liệu và nó nhận diện nhầm từ khóa đi kèm với Landing page của bạn. Thời gian sẽ làm cho Google nhận diện lại đúng nhưng bạn hoàn toàn có thể tác động để quá trình ấy diễn ra nhanh hơn

READ  Tối ưu Pagespeed

Đó là việc thay đổi Anchor Text của Internal link. Bạn muốn SEO từ xyz cho bài A mà Google lại cho hiển thị bài B. Thì lúc này bạn dùng xyz làm Anchortext trỏ đến bài A. Một Internal link có thể chưa tác động nhưng 2 – 3 internal link cùng anchor text xyz thì chắc chắn nhận diện sẽ thay đổi.

Đổi Anchor text rồi mà vẫn keyword cannibalization thì do content của bạn rồi

Cuối cùng, tóm lại về phần Internal link cho ai lười kéo xuống dưới:
1 – Backlink đề cao chất lượng, Internal link đề cao số lượng
2 – Phải tính toán Internal link được nhận từ các layout
3 – Internal link từ Article chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 3 – 3 cho có và giai đoạn tối ưu.

Link out/Outbound Link/External Link

Link out hay có cách gọi khác là External link. Gọi là gì thì nó cũng là cái link từ web của mình trỏ sang một website khác, thôi trong bài viết này tôi gọi nó là External link cho hay”Trong mỗi bài viết cần đặt External link đến Website uy tín” – Đó là điều chúng ta hay nói. Cách đây vài năm thì việc này nó còn xa lạ, chứ giờ thì phổ biến rồi.

Thời gian trước khi tôi còn làm dịch vụ (giờ nghỉ rồi) tôi cũng training cho intern như thế: Trong bài viết hãy trỏ link đến một vài website uy tín. Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu như cái chữ “uy tín” kia nó làm mỗi người hiểu theo cách khác nhau và triển khai khác nhau. Mà triển khai khác nhau thì lại dẫn đến kết quả khác nhau.

Vì vậy, tôi buộc phải chi tiết hóa cái thuật ngữ “uy tín” nó là gì, nó phải đo lường được, nó phải checklist được. Chứ để nhân viên làm xong mà cứ phải kiểm tra lại mãi mãi thì còn đâu thời gian mà làm việc khác.

Bài viết này tôi chia sẻ về cách tôi đã hướng dẫn newbie về cách đặt External link. Anh em đã đọc đến đây rồi thì nên đọc tiếp.

I. 3 mục đích đặt External link

Để tìm được ra 3 mục đích này tôi đã phải xem xét lại rất nhiều bài viết. Hệ thống hóa nó và đúc kết. Sau đó, tôi tìm được 3 lý do, hay 3 mục đích mà cần làm cái thao tác là gắn link website khác trên bài viết của mình:

1 – External link để xác thực thông tin

Ví dụ 1: Dịch bệnh Co(vid) đã làm cho 4 triệu lao động tại Việt Nam mất việc làm

  • Link trỏ đến là trong cụm Anchor text trên là một trang GOV của chính phủ xác nhận con số 4 triệu kia là có thật. Hoặc ít nhất là VNE cũng được

Ví dụ 2: Roger Federer được coi là tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại khi đã giành tới 20 Grand Slam trong sự nghiệp

  • Link trỏ đến liên đoàn quần vợt thế giới (ITF) xác thực thông tin này, hoặc wiki cũng được.

Điểm nhận diện khi cần đặt External link xác thực thông tin là khi trong bài viết của bạn xuất hiện một con số thống kê nào đó. Mà nhắc đến thống kê thì phải tổ chức uy tín, có dữ liệu đủ lớn thì mới thống kê và công bố thống kê được.
Ngoài ra các sự kiện ra mắt, chứng nhận thành tích, chứng nhận nghiên cứu khoa học nào đó thì cũng cần dẫn nguồn uy tín để xác thực.

READ  Các plugin cần thiết khi tạo Wordpress mới

2 – External link để bổ sung thông tin

Ví dụ 1: Nếu bạn muốn đọc thêm về cách giặt giày sneaker thì hãy đọc bài cách giặt giày sneaker bằng Backing Soda của nambeo

  • Link trong Anchor text trỏ đến: bài viết viết cách giặt giày sneaker bằng Backing Soda của nambeo

Ví dụ 2: Vịnh Hạ Long là một trong những kỳ quan thiên nhiên của Việt Nam được UNESCO công nhận

  • Link trong Anchor text trỏ đến bài viết: danh sách các kỳ quan thiên nhiên thế giới của Việt Nam

Trong 2 ví dụ trên, thay vì đặt link thì mình cũng có thể viết tiếp cách giặt giày sneaker bằng backing soda vào bài viết, hay đưa danh sách kỳ quan thiên nhiên thế giới vào bài viết. Tuy nhiên, như thế nào bị dài và nó có thể vô tình pha loãng thông tin trong bài viết.

Trên khía cạnh người dùng, việc đặt link out trong trường hợp này sẽ giúp cho người đọc có thêm thông tin khi người ta click vào. Chưa bàn đến việc click link out mất khách, vì lát tôi sẽ nói ở phần dưới. Đối với Google Bot, Bot đi lang thang qua các đường link từ website này sang website khác là cách nó thu thập thông tin. Mà cái link out mình trỏ đến kiểu gì cũng là đáng tin cậy và đang trên top rồi, nó sẽ nhận diện được viết của mình tham khảo từ nguồn uy tín chứ không phải nguồn vớ vẩn

3 – External link để giải thích thông tin

Ví dụ 1: Ngôi nhà này được thiết kế theo phong cách Indochine, có sân trước và sau nhà

  • Link trong Anchor text trỏ đến bài nói về Indochine style

Ví dụ 2: Chiếc đồ hồ này sử dụng bộ máy ETA của Tissot

  • Link trong Anchor text giải thích ETA là gì

Điểm nhận diện khi cần đặt External link giải thích thông tin là khi trong bài viết có thuật ngữ nào đó. Tương tự như 2 phần trên, thích thì giải thích thuật ngữ trong bài, nhưng giải thích thì sợ nó loãng nội dung bài viết. Với cả, để nguồn uy tín giải thích thì vẫn đáng tin cậy hơn, đáng tin cậy trên cả khía cạnh người dùng và Google.

II. Bao nhiêu link out trong bài viết là đủ
Đây cũng là một mối quan tâm. Nhưng thực ra các ông chỉ sợ trỏ link out nhiều quá chứ chẳng ai sợ trỏ link out ít quá : )) Thực tế, có những nội dung, ngành không cần link out trong bài viết vẫn là một nội dung tốt. Vì vậy, đặt một mặc định mỗi bài cần chưa bao nhiêu link out là điều không thể máy móc.

Để tôi kể chuyện này, job này tôi làm từ 2018, đã bàn giao và hình như sau đó thì một đội SEO khác làm. Nên nếu hiện tại nó không giống 2018 thì cũng không phải do tôi đâu! Một số người biết biết tôi làm brand gì đấy, nhưng vì cam kết bảo mật với khách nên tôi không public được. Một trong những điểm nhấn mà tôi triển trên Job này đó là: đặt link out nhiều vl luôn.

Ngày xưa tôi SEO cái site đồng hồ, tôi đưa yêu cầu trong Writer là: mỗi bài em cần 1 link trỏ đến website official của thương hiệu đó và 1 link trỏ đến trang giới thiệu về ông Founder của brand đó, có thể trên wiki hoặc trên trang official. Ngoài ra, nếu brand đó nằm trong Group nào thì trỏ link về Website Official của Group đó.

READ  Keyword Research: Nghiên cứu từ khóa

Nói về mật độ, có những bài chỉ có 800 chữ nhưng có đến 5 External link. Nhìn trên tổng thể, cả Website bán đồng hồ đó có 35 link out trỏ đến 35 website official của từng thương hiệu đồng hồ. Có 35 link out trỏ đến 35 ông Founder của 35 thương hiệu đồng hồ đó. Chưa kể link out đến các Group, các thuật ngữ, các giải thưởng. Số lượng website nhận được backlink từ site của tôi chắc phải 100.

Case này thành công, search cái gì cũng lên, từ từ khóa khó volume mấy chục nghìn cho đến từ khóa dễ volume nhỏ hơn 100 đều lên TOP hết, mà TOP 1-2-3 chứ không có TOP thấp đâu. Khách bán được nhiều hàng, vui vl.

Lâu rồi tôi một bài viết trên blog của Google có nói: “các link out trong bài viết sẽ khiến bài viết của bạn giống như trung tâm của nguồn thông tin. Các bài viết được tham khảo nhiều nguồn và được xác thực từ những nguồn uy tín”.

Nhìn lại thấy cái website đồng hồ kia nó quá là trung tâm rồi còn gì. Một nơi mà nhắc đến 100 website khác về đồng hồ, toàn trang Official. Và không có brand đồng hồ nào làm như vậy.

III. Dofollow, nofollow và Anchor text

Nói qua về định nghĩa:

Dofolow là cho phép con BOT craw theo đường link và có sự truyền Page Rank xảy ra. Nofolow thì không

Thế thì quay lại 3 mục đích đặt External link bên trên, nội dung cần xác thực thông tin tôi đặt nofollow. Vì trong thực tế nếu bạn viết một nội dung có nhắc đến một thực thể uy tín, thì sự uy tín phải thể hiện bằng việc được Google Verify.

  • Bạn nhắc đến FIFA thì Google thừa biết đấy là liên đoàn bóng đá thế giới. Search FIFA sẽ có Website Official lên đầu tiên và wiki trên sơ đồ tri thức
  • Bạn nhắc đến Cộng Caphe, một brand lớn, search brandname nhiều, band đủ lâu để được verify tự nhiên, chưa lên sơ đồ tri thức thì cũng có Google My Business

Nói một cách không ngoa, các brandname này phải đủ uy tín đến mức: Nếu mình là A, link out đến là website B. Thì B cũng chẳng cần backlink từ A đến để tăng trust tăng rank làm gì cả. Để ý sẽ thấy, thường các Anchor text là brandname của website luôn

Hai trường hợp còn lại là bổ sung thông tin và giải thích thông tin thì link out của bạn sẽ đến một bài viết. Lúc này mở dofolow cho con bot nó craw theo. Để ý sẽ thấy Anchor text trong 2 trường hợp này sẽ chẳng liên quan gì đến từ khóa bạn định SEO cho chính bài viết.

Các backlink tự nhiên mà tôi hay nhận được nó cũng theo 2 dạng này là chính. (External link của mình là Backlink của thằng khác mà). Anchor text người dùng đặt backlink tự nhiên cho mình phải nói là: rất vớ vẩn. Nếu nhân viên làm backlink của bạn mà đặt anchor text thế này chắc bạn đuổi cổ từ lâu rồi.

Vì vậy, cách bạn đặt “anchor text vớ vẩn” cho link out là một giải pháp tự nhiên và an toàn.

Cuối cùng,

Vẫn có những trường hợp ngoại lệ không cần link out nào vẫn SEO được. Ngoài dofollow và nofollow còn thuộc tính sponsored. Cái này Google có bài viết rồi, tôi chả muốn nói thêm.

Checklist kiểm tra chất lượng

Nay mình tổng hợp và biên tập Checklist để nhận diện Backlink chất lượng và Cách để có nó, xin gửi tới các bạn quan tâm.
Điều quan trọng cần ghi nhớ: Khi tạo Liên kết hãy nghĩ cho người dùng trước tiên, sau đó mới cho Công cụ tìm kiếm
1. Mức Độ liên quan về nội dung, chủ để giữa 2 trang có liên kết với nhau
2. Ngữ cảnh đặt liên kết hợp lý, cân nhắc liên kết nên đặt nơi nào hiệu quả nhất, khả năng click tốt nhất.
3. Liên kết hướng tới người dùng, mang tính hỗ trợ và giúp đỡ họ tìm hiểu và khám phá thông tin
4. Link tới trang bổ sung thêm giá trị thông tin về chủ đề mà người dùng đang xem
5. Liên kết được đặt trong Content tốt hơn các vùng khác (sidebar hay ở footer)
6. Sử dụng anchor text khớp chính xác hoặc 1 phần với từ khóa mục tiêu với trang được link đến, cần đa dạng anchor text
10 YẾU TỐ ĐỂ NHẬN DIỆN MỘT BACKLINK CHẤT LƯỢNG
1. Từ nguồn liên quan, cùng chủ đề, lĩnh vực
2. Link từ nguồn đem được Traffic tới site của bạn
3. Link từ site “sạch” không bị hình phạt không phải là site rác
4. Từ nguồn đáng tin cậy (TRUST như Edu, Gov có liên quan, hoặc trang của tổ chức trong ngách của bạn)
5. Link từ site có Traffic hàng tháng cao (có thể dùng Similarweb để check)
6. Link từ trang web phổ biến có Authority cao như (VNExpress, Dantri, vv)
7. Link từ MXH, có lượng tương tác cao, like, share, comment
8. Link từ diễn đàn cùng chủ đề, topic, comment bổ sung giá trị
9. Link từ bài đăng Guest Post cùng chủ đề, giàu thông tin
10. Backlink từ những trang web có ít link out
15 CÁCH ĐỂ CÓ ĐƯỢC BACKLINK CHẤT LƯỢNG.
1. LÝ TƯỞNG NHẤT: Kiếm được Backlink dựa trên Content tuyệt vời của bạn, các site khác sẽ trích dẫn và dẫn link tham chiếu tới bạn, do vậy hãy
o Tạo ra những Content tuyệt vời chưa ai từng viết
o Viết một số bài Content trụ cột (Pillar Content)
o Làm cho site của bạn trở thành một nguồn tài nguyên, để người khác tham chiếu
o Luôn nhớ tự kiếm được liên kết thay vì cố gắng đi build link
2. Tạo Infographic là cách để kiếm được backlink hiệu quả
3. Đóng góp bài viết Guest Post chất lượng trên các blog, website khác
4. Tiếp cận các webmaster/blogger đề xuất họ bổ sung nội dung thực sự tốt từ bạn, mà họ đang khuyết
5. Backlink từ các trang mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Linkedin, Twitter, Pinterest(Có được chứng thực về những đóng góp tích cực)
6. Xây dựng cộng đồng của bạn
7. Nghiên cứu backlink từ đối thủ cạnh tranh tìm những domain để tiếp cận build link
8. Viết bình luận bổ sung thêm giá trị, và dẫn link xem chi tiết
9. Liên kết đối ứng (trao đổi liên kết với các trang khác, textlink hoặc guest post)
10. Link từ các Directory về ngách của bạn, như yellow page
11. Tạo link từ Google My Business
12. Tạo eBook, Slides để chia sẻ có link từ các trang chia sẻ tài liệu
13. Tạo Video và chia sẻ lên các trang chia sẻ Video như Youtube, Facebook, Twitter, Vimeo, Tiktok
14. Tạo các site blog miễn phí và nhận link từ các trang Blog phổ biến như, Blogger của Google, Medium, Wordpress, Linkedin Articles, Google site, Quora, Reddit
15. Đóng góp các bài viết có giá trị trên các trang Brandsvietnam, Tinh tế để nhận được link.

Nguồn: Ninh Thành Nam & Nghiện SEO

READ  [FULL CÁC LỖI TECHNICAL CẦN FIX – SEOLENART]

a Dung Hoang: https://www.facebook.com/dunghv36/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *